Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ đúng không?

Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ hay hợp đồng đơn vụ? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bạn đang tìm hiểu về hợp đồng ủy quyền có là hợp đồng song vụ hay không? Những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng ủy quyền khi hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó của bạn.

1. Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ đúng không?

  • Căn cứ khoản 1 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, nghĩa là quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng đối ứng nhau: quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia.
  • Căn cứ Điều 562, Điều 565 đến Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa người ủy quyền và người được ủy quyền, trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định như sau:
  • Từ hai bảng quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền và người được ủy quyền, có thể nhận thấy rằng quyền và nghĩa vụ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền có sự đối xứng nhau: quyền của người ủy quyền là nghĩa vụ của người được ủy quyền và ngược lại. Như vậy, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ.

2. Thực hiện hợp đồng ủy quyền.

  • Như phân tích Mục 1 nêu trên, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ nên việc thực hiện hợp đồng ủy quyền sẽ tuân theo quy định về thực hiện hợp đồng song vụ.
  • Căn cứ Điều 410 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng như sau:
  • Nếu các bên trong hợp đồng đã thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ (bên thực hiện nghĩa vụ trước, bên thực hiện nghĩa vụ sau) thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn và không được hoãn thực hiện nghĩa vụ với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
  • Nếu các bên trong hợp đồng không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước, bên nào thực hiện nghĩa vụ sau thì để đảm bảo công bằng, các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Nếu nghĩa vụ của các bên không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

3. Hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng ủy quyền.

  • Về nguyên tắc, các bên trong hợp đồng đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn mà không được quyền hoãn thực hiện. Tuy nhiên, pháp luật dự liệu một số trường hợp cụ thể mà các bên có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ tại Điều 411 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
  • Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên thực hiện nghĩa vụ sau đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên thực hiện nghĩa vụ sau có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

4. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng ủy quyền.

  • Căn cứ Điều 413 Bộ luật Dân sự 2015, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên còn lại thì có quyền yêu cầu bên còn lại đó vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Như vậy, việc không thực hiện nghĩa vụ của một bên do lỗi của bên còn lại được coi là không có lỗi và không phải chịu bất kỳ trách nhiệm dân sự nào. Lúc này, lỗi thuộc về bên còn lại. Bên không thực hiện nghĩa vụ có thể chọn một trong hai cách:
  • Bên không thực hiện được nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Bên bị yêu cầu thực hiện nghĩa vụ (bên còn lại) không được hoãn theo các trường hợp tại Mục 2 nêu trên.
  • Bên không thực hiện được nghĩa vụ có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại.

5. Hướng giải quyết khi nghĩa vụ không thực hiện được không do lỗi các bên.

  • Căn cứ Điều 414 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp một bên trong hợp đồng ủy quyền không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Nếu một bên đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thì bên đó có quyền yêu cầu bên còn lại thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình.

6. Thủ tục công chứng và soạn thảo hợp đồng ủy quyền tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng.

  • Căn cứ Điều 42 Luật Công chứng 2014, hợp đồng ủy quyền là loại hợp đồng mà các bên có thể yêu cầu thực hiện công chứng tại bất kỳ trụ sở tổ chức hành nghề công chứng nào trên cả nước (không giới hạn phạm vi hợp đồng ủy quyền có liên quan đến bất động sản). Do đó, bạn có thể đến Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng để thực hiện mọi loại hợp đồng ủy quyền mà bạn mong muốn.

Trên đây là những thông tin pháp luật về Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ đúng không. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ, nắm bắt được các thông tin liên quan. Trong trường hợp Quý khách hàng còn thắc mắc về thủ tục này, hãy gọi ngay cho Văn Phòng Công chứng Huỳnh Văn Chiến để được tư vấn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *